Tìm hiểu về nguồn gốc ngày tết thanh minh

Gepubliceerd op 23 augustus 2021 om 05:14

 

Thanh minh tuy không phải là cái Tết lớn, nhưng lại gắn liền với đạo đức, với bổn phận con người Việt Nam - bổn phận của con cháu tưởng nhớ công lao của tổ phụ, của những người đi trước. Đây chính là ngày giỗ tổ chung để mọi người có dịp báo hiếu, trả nghĩa, gọi là đền đáp phần nào ơn sinh thành tạo dựng của tổ tiên.

  1. Nguồn gốc ngày tết thanh minh

Tết thanh minh có nguồn gốc từ Trung Quốc và liên quan đến một câu chuyện từ thời Xuân Thu. Khi đó vua Tấn Văn Công gặp loạn phải chạy chốn khắp nơi, một hiền sĩ tên Giới Tử Khôi đã theo vua để giúp đỡ và hiến mưu kế. Trong quá trình chạy nạn, lương thực ngày càng cạn dần, Giới Tử Thôi đã cắt phần thịt trên đùi mình nấu dâng vua. Sau khi biết chuyện, vua Tấn Văn Công vô cùng cảm kích. Giới Tử Thôi theo hầu vua 19 năm trời, cùng nằm gai nếm mật trải qua bao khó khăn, hoạn nạn. Sau này khi vua Tấn Văn Công giành được ngôi báu, ông đã ban thưởng rất hậu cho những người đi theo mình nhưng lại quên mất công lao của Giới Tử Thôi.

Giới Tử Thôi không hề oán giận gì và nghĩ rằng đó là nghĩa vụ của mình. Ông đưa mẹ già về núi Điền Sơn ở ẩn. Sau này khi Tấn Văn Công nhớ ra, ông cho mời Giới Tử Thôi về kinh lĩnh thưởng. Song Giới Tử Thôi không chịu rời núi, vua liền dùng cách đốt núi để thúc ép Giới Tử Khôi phải ra ngoài. Tuy nhiên cả hai mẹ con ông đều bị chết cháy trên núi. Vua thương xót và lập miếu thờ Giới Tử Thôi, đồng thời ra lệnh trong ba ngày từ 3/3 âm lịch đến 5/3 âm lịch dân chúng phải kiêng đốt lửa. Sau này theo tục lệ của người Trung Quốc, 3/3 âm lịch trở thành ngày tết Hàn thực nhằm nhớ ơn đến những người đã khuất. Sau 1 năm ngày mất của Giới Tử Thôi, vua quay lại thăm viếng mộ và phát hiện cây liễu ở đây phát triển tươi tốt. Nhìn thấy điều này vua nhớ đến cụm từ “ thanh minh” và liền đặt cho ngày 3/3 là ngày thanh minh.

Vào thời Lý, nước ta dần tiếp nhận tết thanh minh nhưng thay đổi đề phù hợp với văn hóa truyền thống. Vào ngày này, người Việt không kiêng lửa mà thay bằng ăn bánh trôi, bánh chay thượng trưng cho thức ăn nguội.

Tết thanh minh mang ý nghĩa cội nguồn, nhắc nhở mỗi người không quên công lao của ông bà tổ tiên. Trên thực tế, tết thanh minh được tính theo lịch dương và thường rơi vào ngày 4-5 tháng tư dương lịch và kết thúc vào ngày 20 hoặc 21 tháng tư dương lịch. Tuy nhiên người dân nhiều nơi thường kết hợp ngày tết thanh minh với ngày tết hàn thực 3/3 âm lịch hàng năm.

  1. Những điều kiêng kị trong ngày tết thanh minh

Tết thanh minh là ngày lễ vô cùng quan trọng và cũng có rất nhiều điều kiêng kỵ mà bạn cần phải ghi nhớ:

Không chơi đùa với đồ vật có hình người hoặc hình khuôn mặt vào tiết thanh minh.

Không tặng giày trong tiết thanh minh: Trong tiếng Trung, từ đồng âm của “giày” có nghĩa là “tà”, vì vậy người Trung Quốc không bao giờ thích tặng giày. Đặc biệt vào dịp lễ Thanh minh, việc tặng giày tương đương với việc mang tà khí của kiếp sau vào nhà, dễ kích động tà ma và mang lại vận rủi cho gia đình.

Trong con mắt của người xưa, vầng trán tượng trưng cho “ánh sáng trời”, vì vậy đây là đặc điểm luôn phải lộ ra ngoài chứ không được che đậy. Nước da trên khuôn mặt phản ánh vận may của một người. Vì vậy, trong ngày Tết Thanh minh, mọi người cần làm nhiều việc để tránh tà, lấy tóc che trán sẽ ngăn không cho “đèn trời” phát sáng, dễ kích động tà ma, khiến cuộc sống không thành. .

Đừng đi dạo trong nghĩa trang như một cuộc dạo chơi :Điều này thường ai cũng biết, nhưng nhiều người lại bỏ qua. Trên thực tế, trong Tết Thanh minh, người ta thường thích đi du xuân, có người cũng đến nghĩa trang để cúng bái tổ tiên, nhưng họ không bao giờ coi việc cúng tổ tiên, tảo mộ là một cuộc dạo chơi. Đặc biệt, tuyệt đối không được đùa giỡn ở nghĩa trang, không được tự ý giẫm đạp kẻo tà ma xâm nhập, tránh rước xui xẻo về nhà.

Thanh minh tuy không phải là cái tết lớn, nhưng lại gắn liền với đạo đức, với bổn phận con người Việt Nam - bổn phận của con cháu tưởng nhớ công lao của tổ phụ, của những người đi trước. Đây chính là ngày giỗ tổ chung để mọi người có dịp báo hiếu, trả nghĩa, gọi là đền đáp phần nào ơn sinh thành tạo dựng của tổ tiên.
>> Xem chi tiết tại: https://quatangmavang24k.vn/ngay-tet-thanh-minh/


Reactie plaatsen

Reacties

Er zijn geen reacties geplaatst.